Với thế mạnh về vị trí kết nối chiến lược “tâm điểm” của 5 vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nằm giữa thủ phủ công nghiệp của Bình Dương, WTC Tower được xem là biểu tượng giao thương thịnh vượng bậc nhất của thành phố mới Bình Dương nói riêng và khu vực nói chung.
Điểm nóng giao thương giữa Bình Dương với các khu vực trong và ngoài nước
Thành phố mới Bình Dương từ những ngày đầu đã được định vị để trở thành trung tâm chính trị mới của Bình Dương, trở thành thành phố của khoa học, giáo dục, tài chính và dịch vụ chất lượng cao. Đồng thời, là điểm đến của các hoạt động thương mại và giao thương quốc tế, là tạo động lực thúc đẩy việc thu hút và phát triển các khu công nghiệp xung quanh.
Việc đưa WTC Tower đi vào hoạt động nằm trong kế hoạch đưa Thành phố Mới Bình Dương trở thành trung tâm các cụm dịch vụ tổng thể. Trở thành một điểm nóng mới về thúc đẩy giao lưu kinh tế, thương mại và dịch vụ, nghiên cứu và phát triển, chuyển giao công nghệ. Đây cũng là nơi giao thoa văn hóa giữa Việt Nam và các nguồn lao động trên toàn thế giới. Từ đây tạo ra nguồn việc làm đa dạng, thu hút lao động chất lượng cao.
Đây cũng là trung tâm kết nối giao thương với hơn 300 thành viên Hiệp hội Trung tâm Thương mại thế giới (World Trade Centers Association) toàn cầu. Ngay trong ngày mở cửa tòa nhà, đơn vị đầu tư là Becamex IDC đã ký kết hợp tác cùng nhiều đối tác lớn trong và ngoài nước như VSIP, F&B, True & Fair Bookkeeping, Ro Plus, GS25 và các đơn vị chiến lược như VNPT, CBRE, Vietcombank Bình Dương, Home Next, Collier…
Với thiết kế hiện đại, vị trí chiến lược cùng giao thông liền kề với các trung tâm kinh tế hàng đầu của Khu vực Đông Nam Bộ, WTC Tower sẽ là nơi thu hút các doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái khởi nghiệp, đầu tư dịch vụ, tài chính,... ở cả trong nước và nước ngoài. Có thể nói, sự xuất hiện của WTC Tower tại Bình Dương đã và đang nâng tầm cơ sở hạ tầng, giúp Thành phố Mới nói riêng và tỉnh Bình Dương nói chung sánh vai với quốc tế, xứng tầm là một nơi giao thương - phồn thịnh bậc nhất tại Việt Nam